Cách bày mâm ngũ quả đẹp để cả năm lộc lá đầy nhà

23/12/2018 - View : 1586

Cách bày mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng, thể hiện những ước nguyện của gia chủ trong năm mới đến. Bài viết dưới đây sẽ chỉ giúp bạn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn nhất để cả năm “lộc lá”

Cách bày mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng, thể hiện những ước nguyện của gia chủ trong năm mới đến. Bài viết dưới đây sẽ chỉ giúp bạn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn nhất để cả năm “lộc lá”.

Mâm ngũ quả ngày Tết theo truyền thống hồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên.

Cách bày mâm ngũ quả – Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết là một phong tục truyền thống đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nó mang ý nghĩa chữ Hiếu, chữ Tâm hàng đầu, thờ cúng tổ tiên

Ngũ quả từ trước đến này còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.

cách-bày-mâm-ngũ-quả

Cách bày mâm ngũ quả đẹp

Mâm ngũ quả 3 miền Bắc – Trung – Nam

Do khác biệt về phong tục, quan niệm mà cách bày mâm ngũ quả từng vùng miền cũng khác nhau. Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành, phong thủy vì vậy, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.

Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối đặt ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ những loại quả khác. Trên đó có thể là quả bưởi hoặc quả phật thủ có màu vàng để mong phú phú tài lộc, sự may mắn và bình an. Những quả nhỏ hơn như cam, quất… sẽ xếp xen kẽ xung quanh để mong muốn một năm mới ấm no và sung túc.

Người miền Nam có cách bày mâm ngũ quả với mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”. Cách đọc chại âm hay đơn tiết hóa một số từ sẽ được hiểu như cầu (mãng cầu: thỏa mãn trong sự cầu xin) – sung (sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) – vừa (đọc chệch âm là dừa: quả dừa) – đủ (đơn tiết hóa của đu đủ) và xài (là cách đọc chệch của âm xoài). Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Khác với cách bày mâm ngũ quả miền Bắc, Nam, mâm ngũ quả miền Trung có nét tinh tế riêng xứ của Huế nhưng không thể thiếu nải chuối ngự (chuối cau) quả nhỏ mà thơm.

Ở miền Trung, mâm ngũ quả không có quy định quá khắt khe mà người dân chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng lên tổ tiên. Ngoài ra, do sự giao thoa văn hóa 2 miền Nam – Bắc nên mâm quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, bưởi, mãng cầu, dừa, xoài, đu đủ… Tùy theo sản vật sẵn có của địa phương.

Thông thường, trước đêm 30 Tết, những người phụ nữ trong gia đình sẽ chuẩn bị tươm tất và bày mâm ngũ quả và các lễ vật cúng tổ tiên. Muốn như vậy, việc mua hoa quả được tiến hành sớm hơn nhiều. Có gia đình mua hoa quả bày biện từ ngày 27, 28 Tết hoặc sớm hơn. Vì thế, người nội trợ cần chú ý lựa chọn những loại quả có độ xanh chín phù hợp, để có thể vừa bày đẹp mắt vừa bảo quản được lâu cho đến ngày Tết. Tránh tình trạng chọn mua những quả chín đẹp để bày mâm ngũ quả từ sớm nhưng đến ngày 30 Tết thì quả đã chín quá, lá héo úa, quả nhũn mốc…

Ngày nay, ngoài việc bày biện mâm ngũ quả được bày biện theo truyền thống thì nhiều người còn trang trí mâm ngũ quả cách điệu, theo phong thủy với những họa tiết cầu kỳ, bài trí sống động và không kém phần độc đáo.